thu-tuc-dat-in-hoa-don-gtgt-lan-dau-moi-nhat

Nhiều công ty sau khi đã làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, muốn buôn bán và giao lưu hàng hóa với khách hàng một cách thuận lợi thì cần phải có hóa đơn.  Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn không biết việc đặt in hóa đơn GTGT thì cần những thủ tục gì? Cách thức ra sao? Bài viết này Đại Lý Thuế VTAX xin hướng dẫn các bạn các thủ tục đặt in hóa đơn GTGT lần đầu theo Điều 8 thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

Đối tượng được đặt in hóa đơn GTGT:

Những doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Bước 1: Làm đơn đề nghị

Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, DN phải Gửi Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn mẫu số 3.14 đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Theo Thông tư 39 quy định:

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Kể từ ngày 1/1/2015:

Thông tư 26/2015/TT-BTC đã sửa đổi khổ cuối điểm b Khoản 1 Điều 8 Thông tư 39 như sau:

“Trường hợp sau 5 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn đặt in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp.”

Bước 2: Đón cán bộ thuế đến kiểm tra trụ sở chính

Doanh nghiệp cần chủ bị các giấy tờ sau:

– Đã treo biển doanh nghiệp tại trụ sở chính

– Có văn bản xác nhận quyền sử dụng địa chỉ trụ sở chính là hợp pháp như: Có hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Giám đốc..

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu và con dấu

– Có bàn ghế, sổ sách và các dụng cụ liên quan khác…chứng tỏ công ty có hoạt động

– Có hóa đơn mua hàng hóa, tài sản, dịch vụ…chứng tỏ công ty đã hoạt động và có nhu cầu xuất hóa đơn cho khách hàng.

Bước 3: Tìm nhà in đủ điều kiện in hóa đơn tài chính

Sau khi cơ quan thuế xuống kiểm tra và đã ra thông báo là DN được phép đặt in hóa đơn GTGT -> DN tìm nhà đặt in hóa đơn:

 Chú ý: Nhà in phải có giấy phép ĐKKD còn hoạt động và phải có giấy phép ngành in (cập nhật danh sách này trên tổng cục thuế)

 Khi đã lựa chọn được nhà in hóa đơn thì cần:

+    Thống nhất về mẫu in, giá in hóa đơn

+    Thống nhất về nội dung hình thức của hóa đơn (market)

+    Làm hợp đồng đặt in hóa đơn, bao gồm:

Bước 4: Hồ sơ đặt in hóa đơn GTGT

– Bản sao Đăng ký kinh doanh công ty (công chứng)

– Bản sao Chứng minh thư nhân dân của Giám đốc

– Giấy giới thiệu (Nếu giám đốc trực tiếp đi làm thì không cần giấy giới thiệu)

– Bản sao chứng minh thư người được giới thiệu

– Biên bản kiểm tra trụ sở hoặc Xác nhận của Chi cục thuế cho phép đặt in hoá đơn.

 Chú ý:

– Hoá đơn GTGT đặt in phải được in theo hợp đồng.

– Hợp đồng in hoá đơn được thể hiện bằng văn bản và trên Hợp đồng phải ghi cụ thể: Loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng, số thứ tự hoá đơn đặt in (số thứ tự bắt đầu và số thứ tự kết thúc),

– Kèm theo hóa đơn mẫu và thông báo của cơ quan thuế được phép đặt in.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng nhà in

Sau khi đã nhận xong hóa đơn đặt in, các bạn phải tiến hành:

– Thanh lý hợp đồng với nhà in. (nếu không thanh lý sẽ bị phạt).

– Yêu cầu nhà in xuất hóa đơn đỏ.

 Bước 6: Làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn

Lưu ý: Trong vòng 5 ngày trước khi sử dụng hóa đơn GTGT, các bạn phải làm thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, theo mẫu TB01/AC.

Mời các bạn xem thêm:

Xử lý hóa đơn viết thuế suất cao hơn quy định

Mức phạt khi làm mất hóa đơn GTGT

 

 

2015 © Copyright - by www.ketoanthue.info

Liên hệ tư vấn 0909-56-3333

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.