Hãy liên hệ với chúng tôi để bạn có được sự khởi đầu thuận lợi nhất. Đại lý thuế VTAX cung cấp đầy đủ thủ tục thành lập công ty trong nước và ngoài nước để Quý khách tham khảo.
1. Đại lý thuế VTAX tư vấn miễn phí trước khi thành lập công ty
• Đặt tên Công ty theo đúng quy tắc không trùng lặp hoàn toàn với các Công ty khác (Tra cứu thông tin công ty).
• Địa chỉ trụ sở Công ty thuộc quyền sử dụng hợp pháp.
• Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
• Vốn điều lệ & vốn pháp định.
• Thành viên sáng lập.
• Quy định về thuế.
2. Hồ sơ thành lập công ty gồm
Chỉ cần duy nhất bản sao CMND(thẻ căn cước công dân)/Hộ chiếu của thành viên góp vốn.
Các thủ tục thành lập công ty còn lại Đại lý thuế VTAX thay mặt quý khách chuẩn bị và nộp cho cơ quan chức năng theo quy định.
3. Sau khi kết thúc thủ tục thành lập công ty tại Sở kế hoạch đầu tư, quý khách có:
Giấy phép (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Mã số thuế (đồng thời là mã số doanh nghiệp).
Dấu tròn
4. Chương trình hậu mãi dịch vụ thành lập công ty
+ Tặng đồng hồ treo tường cao cấp
+ Hướng dẫn một số thủ tục tiếp theo sau khi thành lập công ty.
+ Hướng dẫn thủ tục kê khai thuế và thủ tục khác nhằm tiết kiệm chi phí thuế.
Nội dung liên quan đến thành lập công ty TNHH
-
1. Quy định và điều kiện thành lập công ty TNHH
Thành lập công ty TNHH là lựa chọn tuyệt vời và phổ biến ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định cũng như điều kiện thành lập công ty TNHH. Đại Lý Thuế VTAX xin giới thiệu một số nội dung dưới đây:
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, công ty TNHH trở lên được quy định như sau:
1 Quy định thành lập công ty TNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn)
1.1 Quy định chung
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:
• Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;
• Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;
• Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 52, 53 và 54 của Luật này.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
Trong đó,
1.2.1 Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
2. Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
c) Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;
d) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
e) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
g) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
h) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
i) Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
k) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
l) Quyết định tổ chức lại công ty;
m) Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của Bộ luật hình sự, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên công ty.1.2.2 Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền thì một trong số các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họp các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.
1.2.3 Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.2 Điều kiện thành lập công ty TNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn)
Theo quy định tại Điều 18 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, các cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty TNHH phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. -
2. Quy trinh thanh lap cong ty TNHH
Sau khi quyết định chọn thành lập công ty TNHH, làm thế nào để thành lập công ty TNHH, Đại Lý Thuế VTAX xin chia sẻ với quý khách quy trình thành lập công ty TNHH, hy vọng thông tin sẽ thực sự hữu ích với quý khách !
Chuẩn bị thông tin ban đầu cho việc thành lập công ty TNHH
Để thành lập công ty TNHH, khách hàng cần chuẩn bị những thông tin cơ bản cho việc thành lập công ty như:
• Chuẩn bị trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;
• Vốn điều lệ thành lập công ty: Việc lựa chọn vốn điều lệ của công ty là việc rất quan trọng. Vốn điều lệ của công ty là số vốn do các thành viên đóng góp, Đại Lý Thuế VTAX sẽ tư vấn cho khách hàng mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô và phương án phát triển kinh doanh của công ty TNHH, cơ cấu góp vốn và tỷ lệ phân chia quyền và lợi ích giữa các thành viên công ty.
• Đặt tên công ty: Tên công ty có rất nhiều ý nghĩa, nên lựa chọn đặt tên Công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tiêu chí đầu tiên khi đăng ký kinh doanh là tên Công ty không trùng với các công ty đã thành lập trước đó trên cả nước.
• Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty, chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên.
• Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo phương án kinh doanh và tham chiếu theo theo quy định của Pháp luật về ngành nghề đăng ký kinh doanh.
• Khách hàng chuẩn bị chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân (hoặc Hộ chiếu) bản sao có công chứng của người đại diện theo pháp luật, thành viên để thực hiện đăng ký doanh nghiệp.
Soạn hồ sơ và nộp cho cơ quan chức năng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin ban đầu cho việc thành lập công ty TNHH, bước tiếp theo là tiến hành việc soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư):
Khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký Thành lập công ty TNHH, hồ sơ bao gồm:
• Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
• Điều lệ công ty.
• Danh sách thành viên.
• Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpKhắc dấu
Theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây: Tên doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp.
Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng con dấu, liên hệ với cơ sở khắc dấu để làm thủ tục khắc dấu. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 33 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
-
3. Quy tắc đặt tên công ty TNHH
Quy tắc đặt tên công ty TNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn)
Cùng với kế hoạch thành lập công ty, chọn một cái tên phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp và có vẻ sắc sảo tất nhiên có sức thu hút đối với khách hàng. Sau đây Đại Lý Thuế VTAX sẽ chia sẻ một số Quy tắc đặt tên công ty TNHH và một số lỗi mà chủ doanh nghiệp hay mắc phải khi đặt tên công ty để chủ doanh nghiệp có thể chọn cho doanh nghiệp mình cái tên vừa ý.
Quy tắc đặt Tên công ty TNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn)
TÊN DOANH NGHIỆP = “Công ty trách nhiệm hữu hạn” + “Tên riêng của doanh nghiệp”
HOẶC
TÊN DOANH NGHIỆP = “Công ty TNHH” + “Tên riêng của doanh nghiệp”
Tên tiếng Việt doanh nghiệp của bạn
Ø Phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Ví dụ: Có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Công ty TNHH Thương mại Song Phước”; “Công ty TNHH Nutrifood 123”
Ø Chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp của bạn có đăng ký ngành, nghề đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.
Ví dụ: Có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Công ty TNHH Du lịch lữ hành Lan Anh” nếu doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh “Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch”.
Ø Phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt:
Ø Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt tương ứng. Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Ví dụ: “Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển thương mại PPP” có thể sử dụng tên tiếng Anh là: “PPP Investment and Trade promotion Company Limited”
Ø Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp tại cơ sở của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Ø Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ: “PPP Investment and Trade promotion Company Limited” có thể viết tắt “PPP Investment & Trade Promotion Co., Ltd”
2. Những điều cấm trong đặt tên công ty TNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn)
+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.Ví dụ: Không đặt tên như sau: “Công ty TNHH Hội Nông dân Việt Nam” trùng với Hội Nông dân Việt Nam nếu chưa được Hội Nông dân Việt Nam đồng ý.
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Tên trùng và tên gây nhầm lẫn: Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:
• Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
• Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
• Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
• Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
• Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-“, “_”;
• Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
• Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. -
4. Quy định về địa chỉ trụ sở công ty TNHH
Để thành lập được một doanh nghiệp thì việc chọn lựa một địa chỉ trụ sở hợp lý và không vi phạm pháp luật là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ, boăn khoăn lo lắng do chưa hiểu rõ những quy định của pháp luật về địa chỉ trụ sở. Sau đây, Đại Lý Thuế VTAX xin hướng dẫn các quy định về việc đặt trụ sở công ty theo Luật doanh nghiệp mới nhất 2014 với hy vọng mọi người có thể hiểu rõ hơn và chọn lựa cho mình địa chỉ trụ sở đúng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Điều kiện để đặt trụ sở chính của doanh nghiệp
Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên đường, phường(xã), quận (huyện), thành phố trực thuộc trung ương. Số nhà không đang tranh chấp chủ quyềnTrường hợp địa chỉ doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính chưa có số nhà, doanh nghiệp liên hệ Ủy ban nhân dân Quận/Huyện để được cấp số nhà trước khi đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh không xem xét giải quyết các trường hợp địa chỉ trụ sở chưa đầy đủ theo quy định của Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014.
Ví dụ: + 44 Bàu Cát, Phường 14, Quận Tân Bình, TPHCM
+ 123 Ấp 1, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TPHCMTrên đây là những quy định chung về địa chỉ trụ sở được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014. Bạn cần tư vấn trực tiếp hay có bất kỳ những khó khăn, thắc mắc gì, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
-
5. Quy định về vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên
Quy định về vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên (công ty trách nhiệm hữu hạn)
Luật không quy định mức vốn điều lệ cho công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng như cho từng loại hình công ty. Tuy nhiên Đại Lý Thuế VTAX khuyên các doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định sau đây
Tại Điều 48 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định như sau:
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
5. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.
Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề theo quy định của pháp luật có vốn pháp định thì vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký phải cao hơn hoặc bằng mức vốn pháp định.
Trường hợp ngành nghề doanh nghiệp đăng ký không phải là ngành theo quy định có vốn pháp định, doanh nghiệp chủ động đăng ký mức vốn điều lệ cho phù hợp tùy vào khả năng tài chính và quy mô hoạt động. -
6. Lưu ý khi lựa chọn , đăng ký ngành nghề kinh doanh công ty TNHH
Khi bạn có ý tưởng thành lập công ty để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình có lẽ điều quan trọng đầu tiên sẽ phải suy nghĩ là mình sẽ kinh doanh cái gì, việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh sẽ chi phối một số quyết định khác trong quá trình đầu tư như vốn đầu tư, nơi đặt trụ sở và có thể là loại hình Doanh nghiệp, vì vậy dưới đây là một vài gợi ý của Đại Lý Thuế VTAX khi bạn lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
Về nguyên tắc cá nhân, tổ chức được quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm, vì vậy khi thực hiện việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh bạn cần phải quan tâm đến những lĩnh vực ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, lĩnh vực ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (hạn chế kinh doanh).Theo luật đầu tư số 67/2014/QH13, về cơ bản được chia thành ba nhóm sau
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
• Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
• Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
• Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
• Kinh doanh mại dâm;
• đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
• Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
• Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
• Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
• Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
• Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
• Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
• Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.Ngành, nghề tự do đầu tư kinh doanh
Cá nhân, tổ chức được quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm hoặc không yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện khi muốn tiến hành đầu tư, kinh doanh trong một ngành nghề nhất định.
+ Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp phải lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Ví dụ:
Tên ngành Mã ngành
Xây dựng nhà các loại 4100
Tổ chức, giới thiệu và xúc tiến thương mại 8230+ Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn hoặc ngành nghề doanh nghiệp đã được cấp chưa có mã thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề chi tiết đã ghi.
Doanh nghiệp tham khảo ngành và mã ngành tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTG ngày 23/01/2007 của Thủ tướng chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và Quyết định 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.
Ví dụ:
Tên ngành Mã ngành
Lắp đặt hệ thống điện
Chi tiết: lắp đặt hệ thống điện lạnh, hệ thống điện công trình dân dụng, công nghiệp đến 35KV 4321
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan
Chi tiết: Thiết kế quy hoạch xây dựng 7110
Cổng thông tin
Chi tiết: Thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp 6310
Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất
Chi tiết: Dịch vụ môi giới bất động sản, tư vấn bất động sản, quảng cáo bất động sản 682 -
Thêm nội dung
It is better to conquer yourself than to win a thousand battles. Then the victory is yours. It cannot be taken from you, not by angels or by demons, heaven or hell.