hach-toan-ke-toan

Câu hỏi:

Tôi có 2 câu hỏi xin được Quý cơ quan giúp đỡ:

Câu 1: Thời điểm xác định hàng hóa nhập khẩu là tài sản của doanh nghiệp là khi nào? (đối với cả hai trường hợp nhập khẩu theo giá FOB VÀ theo giá CIF). Nếu doanh nghiệp tôi thực hiện xong tờ khai hàng hóa nhập khẩu vào ngày 15/1, ngày 28/1 hàng được vận chuyển về đến kho của doanh nghiệp thì tại ngày 15/1, chúng tôi đã có ghi nhận là hàng mua đang đi đường hay không?

Câu 2: Khi chúng tôi nhập khẩu hàng hóa chưa thanh toán tiền, tại ngày ghi nhận hàng nhập khẩu và khoản phải trả người bán thì theo quy định về tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ngoại tệ như sau (theo hướng dẫn của thông tư 200/2014/tt-btc): – Đối với giá trị hàng hóa, quy đổi theo tỷ giá mua của ngân hàng – Đối với khoản nợ phải trả, quy đổi theo tỷ giá bán của ngân hàng. Như vậy ở nghiệp vụ này sẽ phát sinh chênh lệch lãi và lỗ tỷ giá có đúng không? vậy chúng tôi hạch toán nghiệp vụ này như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Câu 1: Hàng hóa nhập khẩu là tài sản của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có quyền sở hữu đối với hàng hóa đó.

Nếu tại ngày 15/1, hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được phép ghi nhận là hàng mua đang đi đường.

Câu 2: Theo điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:.”.. Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

  + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh….”

Như vậy, nghiệp vụ này sẽ không phát sinh lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá và được hạch toán như sau:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (tỷ giá bán của ngân hàng)

Có TK 331 – Phải trả người bán (tỷ giá bán của ngân hàng).

 

 

 

 

 

2015 © Copyright - by www.ketoanthue.info

Liên hệ tư vấn 0909-56-3333

Copy Protected by Chetan's WP-Copyprotect.